Une nouvelle maison

 

Home
Actualités
Notre école
Photos de classe
Pêle-mêle
E-m@il
Avis de recherche
Centres d'intérêt
Liens & Blogs
Plan du site

Một ngôi nhà mới

Đà Lạt 1935 - Ḍng Đức Bà

Tác giả : Soeur Mai Thành

 

bullet

NHỮNG NGÀY KHAI SINH CỦA D̉NG ĐỨC BÀ TẠI VIỆT NAM

bullet

NHỮNG ĐỘNG LỰC NÀO ĐĂ ĐƯA CÁC THỪA SAI ĐẾN VIỄN ĐÔNG ?

Cuộc ra khơi của các vị thừa sai tiên phong của Ḍng chúng ta bắt nguồn từ những thao thức của Giáo Hội của đầu thế kỷ về sự vắng bóng của Thiên Chúa ở miền Á Đông. Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI là biểu hiện cao nhất của niềm thao thức đó. Qua thông điệp Rerum Ecclesiae (1926) về "những vấn đề của Giáo Hộỉ, ngài đă lên tiếng kêu gọi "các chiến sĩ của Tin mừng phải là Thừa sai của Thiên Chúa trên khắp mặt đất. Đây là lúc mà mọi kẻ tin vào Thiên Chúa phải trở nên những hành khất, nài khấn ngài gửi thợ gặt đến những miền xa xăm nhất."

Ḍng chúng ta, qua tâm hồn nồng nhiệt và quảng đại của mẹ M. du Rosaire đă tiếp nhận lời kêu gọi đó như một lời mời của chính Thiên Chúa. Và trước đó, ngay từ 1924, mẹ làm Bề trên ở Rôma, đă rất bén nhạy về nhu cầu của thế giới chưa được gặp gỡ sứ điệp Phúc Âm. Năm 1924, mẹ mời một vị Hồng Y của Rôma và một Giám Mục truyền giáo đến tại tu viện tŕnh bày về nhu cầu của các xứ truyền giáo. Cuối buổi nói chuyện đó, Đức Giám Mục mạnh mẽ kêu mời "Các chị em phải ra đi" và Đức Hồng Y đă đáp "Các chị ấy sẽ ra đi".

Năm 1930, một vị thừa sai đến thăm trụ sở trung ương của Ḍng ta (lúc đó đă thống nhất thành hiệp hội Union Romaine), vị thừa sai này đă khích lệ mẹ M. du Rosaire sang Đông Dương lập một tu viện và một trường học như ở Verneuil.

Năm 1934, mẹ M. du Rosaire thỉnh ư kiến Đức Thánh Cha về việc này. Ngài đáp "Thiên Chúa yêu cầu Ḍng mẹ điều đó và sẽ chúc lành cho công tŕnh này. Đừng có nghe sự khôn ngoan dè dặt của người đời. Hăy tin vào lời của Cha."

Năm 1935, trong một buổi yết kiến riêng để tŕnh bày về dự kiến đi Đông Dương lúc đó đă thành h́nh được rơ nét hơn, mẹ M. du Rosaire nhận lời của Đức Thánh Cha như một mệnh lệnh : "Các chị hăy bắt đầu thật mạnh mẽ ! Đất truyền giáo sẽ có nhiều chông gai. Nếu không bắt đầu thật mạnh dạn, các chị sẽ không thắng nổi thử thách".

Thế là tháng 9 năm 1934, mẹ M. du Rosaire cử hai mẹ St. Ambroise và St. Thomas d'Aquin ra khơi trực chỉ Viễn Đông trong tinh thần phiêu lưu v́ Chúa. Một cuộc hành tŕnh đầy lao nhọc, một cuộc thám hiểm can trường và dạn dĩ. Đúng lễ Noël 1934, hai mẹ đă t́m ra đất hứa, đó là một khu đồi gần suối Cam-Ly. Các mẹ nói "Chuyến đi này quả là vất vả nhưng ngôi sao đă dẫn đường chúng tôi và các đạo sĩ ngày xưa từ miền Đông đến Bêlem hẳn cũng nhọc nhằn lắm mới t́m ra Đấng Cứu Thế."

Phục Sinh năm 1935, kết quả cuộc thám hiểm được công khai tŕnh bày cho đại tu nghị toàn ḍng gồm có đại biểu của 25 tu viện của Âu Châu. Tu nghị đă cân nhắc chi ly và cùng nhau nghiền ngẫm lời của Thánh Fourier "Nếu chị em thấy cần đi chinh phục các linh hồn với tất cả mạnh dạn, đi măi ra tận biển khơi th́ chị em hăy can đảm mà quyết định, hăy bay đi và làm mọi cách để đi" (lúc nói lời này, tháng P. Fournier chỉ nghỉ đến chị em di chuyển từ Châlons đến Honfleur !). Năm 1935, các mẹ đă vượt nhiều đại dương mà độ dài đường bay la 11.270 km (các mẹ đi đường thủy lại dài gấp đôi hay hơn !). Đức Hồng Y Laurenti, đấng bảo trợ tinh thần Ḍng lời khuyên "Hăy ra đi về phía Viễn Đông là nơi mà một lớp trí thức đang lớn lên, hiếu học, khao khát ánh sáng... từ 20 năm nay, thánh bộ truyền giáo mong mỏi mở trường cho các thiếu nữ ở đấy. Các chị hăy đi, miền Đông Nam Á đang chuyển ḿnh nhanh chóng". Đức Thánh Cha Piô XI cũng rất quan tâm đến giới trí thức, khuyên các thừa sai mở các trường cấp cao, trung học, đại học để tiếp xúc với giới trí thức và mang Tin Mừng đến cho họ. Ngài nhắc lời của Thánh Phaolô "Tôi có trách nhiệm loan báo Chúa Kitô cho người vô học cũng như cho những nhà bác học".

Cuộc đại tu nghị trên đă đồng tâm nhất trí hầu cho công cuộc truyền giáo của Ḍng tại Việt Nam và đây là lời mẹ M. du Rosaire kết thúc tu nghị : "Chúng ta phải ra đi, phải chôn vùi những kỷ niệm của quá khứ, của quê cha đất tổ, chỉ mang theo Đức Kitô trong trí và trong tâm, chỉ nhớ đến máu Ngài đă đổ ra và những linh hồn đang mong ơn cứu rỗi. Chính Đúc Kitô cũng đă từ giă Cha Ngài để đến cư trú trên trái đất của con người và nơi đất này Ngài không hề thường trú một nơi mà khi th́ ở Nazaret, khi th́ ở Bêlem, Ai Cập rồi Nazaret, Giuđêa, Samaria, v.v. và ngay cả mẹ Ngài, Ngài cũng đă giă từ, chúng ta phải từ bỏ tất cả v́ Ngài".

Tháng 8 năm 1935, một thánh lễ trọng thể cử hành sự tái dâng hiến của 12 nữ tu thừa sai được chọn ra đi. Trong lễ đó, mỗi chị nhận một thánh giá truyền giáo, đọc lại lời tuyên khấn và hát lại những bài đă hát ngày vĩnh khấn : Suscipe me Domine.

 

bullet

CHUẨN BỊ XUẤT HÀNH VÀ CUỘC RA KHƠI

Sau khi 12 vị thừa sai được đề cử đi truyền giáo ở Việt Nam th́ không những các chị mà cộng đoàn các chị, gia đ́nh các chị, toàn Ḍng ở Châu Âu, toàn thể học sinh của các trường Đức Bà (7.200 em) sống một luồng gió truyền giáo mạnh mẽ. Mẹ M. du Rosaire, với tất cả trí tuệ và đạo đức, đả dấy lên một phong trào truyền giáo lan rộng khắp Ḍng và ngoài Ḍng. Người người được tin trên đều hăng say t́m hiểu về Đông Dương va Việt Nam.

Verneuil, nhà trung ương của Ḍng, trở nên điểm quy tụ của mọi gặp gỡ và đóng góp cho Việt Nam những cuộc triễn lăm về địa lư, lịch sử, văn hoá, tôn giáo được tổ chức, nhiều pḥng được trưng dụng cho việc chuẩn bị hàng trang lên đường của đoàn thừa sai tiên phong. Các pḥng đó trở nên những kho chứa đồ, những xưởng đóng thùng, xưởng may, một nhà ga bốc xếp các vật dụng lớn nhỏ, đủ cỡ, đủ loại cho Việt Nam. Có thể nói khẩu hiệu của toàn Ḍng lúc đó là "TẤT CẢ CHO VIỆT NAM". Một phụ huynh tặng các chị một thùng rượu lễ và chở thẳng xuống cảng Marseille chờ các chị ở đó.

Sáng 5/9/1935, thánh lễ tiễn biệt được cử hành tại Verneuil - sau lễ mẹ M. du Rosaire hỏi những ai sẽ sẵn sàng ra đi đợt hai th́ 85 bàn tay giơ lên - mẹ M. du Rosaire vui mừng khôn xiết trước tinh thần truyền giáo đó. Chính Đức Thánh Cha Piô XI cũng gửi thơ ban phép lành kèm theo chữ chính tay Ngài viết :

"Với tất cả t́nh thương mến" kư Piô XI.

Các thừa sai cùng nhau hát "Octroie moi seigneur", bài ca bất hủ của mẹ Alix, "Xin Chúa ở trong con và con ở trong Chúa để chúng ta được măi măi kết hiệp cùng nhau...". Trong khi các chị thừa sai lên xe, chỉ một ḿnh M. du Rosaire ra đưa c̣n tất cả cộng đoàn trở vào nhà nguyện của tập viện im lặng một hồi lâu rồi một chị cất tiếng cầu nguyện, tất cả cầu theo "Lạy thánh Nữ Đồng Trinh Maria là mẹ rất nhân từ, xin hăy nhớ...".

Sau 4 tuần lênh đênh trên trùng dương bát ngát với nhiều hân hoan và vất vả (hai chị say sóng, đến nỗi nằm liệt), ngày 28/9, các chị bỗng reo lên v́ sung sướng lúc từ xa các chị thoáng thấy Vũng Tàu với những khóm dừa xanh biếc. Đất hứa là đây, niềm hân hoan cảm xúc lên cao độ.

Ngày 3/10, sau vài ngày dừng chân tại ḍng thánh Phaolô Cường Để, các chị lên đường đi Đà Lạt. Chị M. de la Croix đau, chị M. Claire phải ở lại chăm sóc và lên sau bằng tàu hỏa và bị "nhồi như xà lách !". Ở Đà Lạt một thiên thần hộ mạng tuyệt vời là bà Agnès Didelot đă chuẩn bị nhà cửa (1 villa thuê) có đủ thứ cần thiết : mùng màn, bàn thờ, pḥng nguyện kể cả nón, quạt, với tất cả tế nhị và ưu ái.

Đến Lâm Viên, thật là một phong cảnh hoang dă lạ lùng, rừng rậm, người thưa - một ít người Pháp lên nghỉ mát, một ít gia đ́nh Việt Nam ở khu chợ, c̣n lại toàn là người thượng không áo không quần, trố mắt nh́n các chị như những hiện tượng kỳ lạ. Họ không hiểu các chị là ai mà mang cả đống vải đen trên người, trùm từ đầu đến chân, chỉ c̣n thấy khuôn mặt và hai bàn tay trong khi y phục của họ là ánh sáng mặt trời. Họ kinh hăi nh́n các chị cũng như các chị bàng hoàng nh́n họ ḿnh trần thân trụi nhưng trên lưng lại mang búa, rựa, củi khô... Cả hai bên nh́n nhau lo sợ, băn khoăn và có ngờ đâu rằng một ngày kia, một trong các chị sẽ cùng họ uống rượu cần và cả hai cùng nhau tôn thờ một thượng đế.

 

bullet

MỨC SỐNG - BỐI CẢNH VĂN HOÁ

Các chị kể lại những nét như sau :

Từ Đà Lạt về Sàig̣n, phải đi tàu hoả gồm chỉ 4 toa, đi mất 11 giờ là tối thiểu, phải đổi tàu khi qua khỏi đèo và đi vào ban đêm. Mỗi lần mắc bệnh hoặc nhức răng mà không có thuốc sẵn th́ phải về Sàig̣n chữa.

Nhà ga Đà Lạt cũng như Sàig̣n được mô tả như một cái chợ, với gánh hàng la liệt, các gia đ́nh nằm ngủ ngỗn ngang, ăn uống khắp nơi, không có tiệm hay quán cho khách, ăn mày xin la lết v.v...

Nhà cửa ở Đà Lạt đều là những túp lều thô sơ, chỉ có một cửa ra vào, cài bằng then nứa, tường mái đều bằng lá, bên trong không bàn không ghế, chỉ một chơng tre dùng cho đủ thứ công việc - mưa gió vào nhà tự do, không có ǵ chống đỡ, cũng như tâm hồn của những con người mộc mạc ấy không một điểm nương tựa, bị xâm chiếm bởi bao nhiêu mê tín dị đoan : thần đất, thần tài, bùa ngải, ma quái, phù thủy (mà phần đông phù thủy là đàn bà).

Từ Đà Lạt về Sàig̣n, mùa mưa lụt, xe, tàu phải ngưng giữa đường, có lúc v́ công việc gấp không thể chờ, các chị phải trở về Phan Thiết ngủ rồi lấy đường khác về Đà Lạt ngày sau.

Tại Đà Lạt cũng không có phương tiện di chuyển. Bà Nguyễn Hữu Hào đă tặng các chị một con ngựa và một cỗ xe ngựa để đi chợ và lấy thơ, bỏ thơ. Sau đó các chị đă về Sàig̣n mua một yên ngựa để chú đưa thơ có thể ngồi dễ dàng hơn.

Với khí hậu nóng ẩm của nhiệt đới nhất là ở Hà Nội, các chị đă chịu nhiều thử thách về sức khoẻ - vệ sinh kém, thuốc men chưa có, những bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn, dịch hạch gây xung quanh các chị hàng loạt tử vong.

Nhà cháy, không ai chữa cháy dùm - một hôm rừng phiá sau đồi các chị bốc cháy chẳng ai biết phải làm sao đành cầu nguyện cho trời đổ mưa dập tắt và một trận mưa rào đă đổ xuống, hai ngày sau lửa mới tắt hẳn.

Cách chữa bệnh cũng rất hy hữu : Mẹ Antoinette đắp thuốc và băng cho một bà bị lở loét ở chân. Ngày mai trở lai, băng đă được tháo đi và đắp vào đó một thứ thuốc đen ng̣m cả ống chân. Mẹ hỏi thuốc ǵ. Bà ấy đáp :

- Moi faire venir un type mette médicament.
- Quel médicament ?
- C'est intérieur d'estomac !
- ?

 

bullet

TẦM NH̀N TRUYỀN GIÁO SÂU RỘNG

Ngay từ đầu, các vị thừa sai Ḍng ta đă nhận thức được rằng "sáng lập một môi trường Tôn giáo không phải là chồng viên gạch này lên viên gạch kia rồi đặt bên trong ngôi nhà những tập quán, văn hoá của phương Tây mà là quên đi những cái ḿnh đă có, coi nhẹ những ǵ mang theo với ḿnh từ trời Tây, những kinh nghiệm, chờ mong, kể cả vốn sống trong t́nh yêu và ánh sáng đă được un đúc trong một khung trời nào đó, hăy tạm gác những giá trị quen thuộc qua một bên, đến với hai bàn tay trắng như một kẻ nghèo, như một hành khất để học hỏi, t́m kiếm, tiếp thu những phong tục, văn hoá nhân bản của nơi ḿnh đến. Dần dần mới có điều kiện để thấy được những ǵ là vốn quí của Tây Phương co thể hoà hợp được với Đông Phương và từ đó có thể nẩy nở một công cuộc tin mừng hoá đích thực.

Với tinh thần trên, các chị đă nghiên cứu văn hoá Việt Nam với ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, tôn giáo luân lư cổ truyền qua nhiều cuộc học hỏi vớ các vị thừa sai đă có mặt tại chỗ, với học giả trong nước, với sách báo và với cuộc sống chung đụng hàng ngày. Các chị cũng đă mạnh dạn đi du khảo ở Huế là thủ đô để t́m kiếm triều đ́nh, văn hoá miền Trung đậm sắc thái Việt Nam hơn là Hà Nội hay là Sàig̣n đă bắt đầu tiêm nhiễm văn minh Tây Phưong. Các chị cũng đi tận Pnom-Penh để quan sát công tŕnh của các thừa sai ở một xứ Phật Giáo -ở đây các chị chiêm ngắm các chùa chiền và rất ngạc nhiên thấy sau 19 thế kỷ tin mừng được loan báo trên thế giới mà nơi đây c̣n có 60.000 sư hành khất và cũng một số chú tiểu tương đương. Mặc dù kiến trúc đ́nh chùa rực rỡ và đẹp, các chị cảm thấy một nổi buồn sâu sắc v́ Chúa c̣n vắng bóng trên giải đất này.

Tại Việt Nam, các chị t́m hiểu vị trí của người phụ nữ trong gia đ́nh, ngoài xă hội, trong nền đạo lư cổ truyền. Các chị nhận định rằng người đàn bà Việt Nam đang đi đến một ngă ba họ phải giữ cái ǵ của đạo lư tam ṭng tứ đức trong một nền văn hóa trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội. Người phụ nữ không đi học, chỉ vài đơn vị ở các thành phố c̣n những người làm công chức với Pháp mới cho đến trường. Nhưng ở đây họ lại chịu ảnh hưởng có khi tiêu cực của văn minh phương Tây - ham chuộng tự do quá mức, chưng diện theo mốt Tây, khiêu vũ, phấn son và khinh chê truyền thống gia đ́nh. Đọc sách báo của thời đó, các chị thấy rơ các vấn đề đang được nêu lên, nhất là vấn đề bất b́nh đẳng trầm trọng trong gia đ́nh.

Các thiếu nữ đến học trường Tây chỉ muốn tháo gỡ tất cả ràng buộc đó "Vậy chúng ta phải giúp đở họ như thế nào ? Họ đến với chúng ta để làm ǵ ? để thi đỗ, nói tiếng Pháp, tiến thân ư ? có lẽ. Nhưng cũng để t́m một hướng đi cho cuộc sống giữa ngă ba mới cũ, với những biến chuyển xă hội đang bắt đầu diễn ra. Làm thế nào để họ thấy chúng ta không thuộc về một dân tộc nào mà là thuộc về Đấng Kitô là chàn lư cho mọi dân tộc. Điều chính yếu là chúng ta phải truyền đạt những giá trị của Tin Mừng. Ta không nên đồng hóa kitô giáo với văn hoá phương Tây - làm thế nào để đạo của Đức Kitô nhập vào dân tộc, vào văn hoá Việt Nam. Ta không nên tŕnh bày một Đức Kitô lai căn, xa lạ với dân tộc này, chúng ta phải đem tin mừng đến cho thế giới trí thức để họ suy tư, tiếp nhận rồi từ đó họ sẽ có cách để đem Ngài vào văn hoá của họ như từ bên trong. Ông Phạm Quỳnh, một nhà học giả Việt Nam am hiểu văn chương Pháp đă nói "bao giờ đạo Thiên Chúa cống hiến cho chúng tôi một Bossuet Việt Nam, lúc đó chúng tôi sẵn sàng nghe nói về đạo - Bây giờ để cho chúng tôi đọc Nguyễn Du và Kim Vân Kiều" !

Các chị xác định rằng sự nên thánh của người tông đồ không phải chỉ thuần túy xây trên đạo  đức mà cả trên cơ sở trí tuệ thông hiểu thực chất của vấn đề. Mục đích truyền giáo không phải là ban phép rửa tội cho kẻ ngoại một cách đơn giản mà là đặt cơ sở thế nào cho những thế hệ kế tiếp nhau có thể hiểu biết Đức Kitô và cuộc sống ngài ban. Ta nên hy sinh những thành công nhất thời để nghiên cứu những biện pháp có tác dụng lâu bền giúp Giáo Hội đâm rễ sâu vào môi sinh của con người. Chúng tôi muốn được Việt Nam hóa một cách sâu hơn để t́m ra một cách giáo dục phù hợp với Phương Đông, nhưng là một Phương Đông hiện đại, chúng tôi phải lột xác, thật là khó !  Nhưng phải giúp cho người thiếu nữ Việt Nam dung ḥa được Đông và Tây, t́m được một thế quân b́nh giữa cũ và mới, giữa hai xu hướng cực đoan quá vọng ngoại hoặc quá bài ngoại.

 
bullet

NHIỆT TÂM VÀ HY SINH CAO ĐỘ

Với những xác tính vừa nêu trên, các thừa sai đă can đảm lao ḿnh vào việc học ngôn ngữ Việt Nam, bằng mọi cách, học với thầy, với học tṛ ḿnh, với người giúp việc. (Mẹ M. Claire xin đi nghe cours ở đại học Hà Nội và mẹ M. de l'Annonciation ở đại học Sàig̣n). Mỗi tối, các chị dẹp hết công việc để vào "études" học tiếng Việt Nam với tập đọc, tập viết, mẹ St Thomas d'Aquin làm giám thị. Điều làm các chị ngỡ ngàng nhất là 5 dấu giọng của tiếng Việt Nam. Gửi thơ cho mẹ M. du Rosaire, các chị báo cáo về ảnh hưởng lạ lùng của các dấu trên một từ Việt Nam, thí dụ chữ ma (fantôme) đổi thành má (joue, maman), mà (conjonction), mả (tombe), mă (cheval), mạ (cấy luá)... Các chị đă phạm nhiều sai lầm tương tự như một linh mục thừa sai dặn các bổn đạo lần sau đến nhà thờ nhớ đem chuỗi đi - thế là đến ngày lễ, các bổn đạo tay bưng tay xách, có người gồng gánh cả buồng chuối đem vào nhà thờ !

Ngoài ra văn phạm Việt Nam cũng rất khác tiếng Pháp. Thí dụ chữ éternellement th́ nói là "avant après, pareillement" (trước sau cũng vậy). Tiếng Montre th́ gọi là "pendule qui ressemble à une mandarine", Poste th́ gọi là "maison de fil de fer", télégraphier th́ nói là "frapper le fil de fer" !

Ở Hà Nội, tiếp xúc với các nữ sinh lớn, các cô sắp lập gia đ́nh hoặc đă lập gia đ́nh, các chị rất thương họ v́ mặt họ bao giờ cũng như đượm một nỗi buồn sâu kín mà không nói ra được và có khi cũng không nhận thức được các chị quan tâm đến từng người các chị gặp hay dạy và luôn luôn chú tâm giúp họ đi t́m nguồn ơn cứu độ để hưởng b́nh an, hạnh phúc mà họ không biết t́m ở đâu.

Tiếp xúc với Đức Cha Cassaigne ngay từ lúc đến Lâm Viên, các chị hết sức xúc động trước tinh thần hy sinh tuyệt vời của Ngài. Để làm vơi bớt những thống khổ bi đát của người thượng ở đấy, phần hồn lẫn phần xác, các chị đă huy động tất cả Union Romaine để bảo trợ Đức Cha và đại gia đ́nh phung cùi củaNgài. Tức th́ Âu Châu đă nhiệt t́nh ủng hộ - mỗ bề trên cộng đoàn kết nghĩa với một gia đ́nh cùi - ngày mà tại làng Di Linh có 40 người chịu phép rửa tội, mỗi chị làm mẹ đỡ đầu cho 3 bệnh nhân. Trong quá tŕnh nhận phép bí tích, các tân ṭng không có tay để cầm nến, các chị đă cầm dùm cho họ v́ phần đông đều mang nhiều thương tích do vi trùng đă ăn một phần cơ thể, mặt, tay chân của họ. Các chị thấy được cơ thể Chúa Kitô bị đày đau đớn. Sau đây là lời kết thúc bức thư mẹ M. Claire gửi về Pháp.

Kể lại buổi lễ : "Hôm nay đau khổ và yêu thương đạ hoà trộn với nhau, lời cầu của các thánh đă hoà lẫn với tiếng kêu vang của những tâm hồn thơ ấu mới biết gọi Chúa là Cha. Làm sao không cảm thấy hạnh phúc giữa một hoàn cảnh vừa anh hùng, vừa giản dị như hôm nay. Sau buổi lễ, chúng tôi đi sâu vào làng, thăm những người mắc bệnh nặng chỉ nằm trên giường, trong những túp lề rách nát thật khốn khổ không lời nào tả xiết, mỗi con người là một miếng thịt lở loét di động. Nhưng đó mới la khốn khổ trong xác, nơi đây c̣n là đất hoành hành của ma quỷ và nhiều thứ mê tín lạc hậu, bất nhân".

Bức thư trên đến Âu Châu và được đón nhận với nhiều cảm xúc, tu viện Moulins (quê cũ của me M. de la Croix) nhận đỡ đầu cho công cuộc tông đồ dũng cảm của Đức Cha Cassaigne.

Các chị cũng rất thiết tha với những thanh thiếu nữ muốn t́m một lối thoát cho tâm hồn ḿnh. Mỗi lần có một người xin chuẩn bị học giáo lư để trở nên con Chúa là các chị reo vui mừng rỡ và hát Magnificat (cung trọng thể) ở giờ kinh thần vụ. Hướng dẫn các nữ sinh lớn ở Hà Nội, mẹ M. Claire chú ư đến hoàn cảnh, tâm tư mỗi người và gởi gắm cho mẹ M. du Rosaire những tâm hồn ấy với tên tuổi, chú thích cặn kẽ hệ số tôn giáo của mỗi người ngoại giáo, Phật giáo, Công giáo, Tân ṭng...

Chung sống với người Việt Nam vào buổi mới sang, các chị không khỏi bở ngỡ trước những phản ứng của học tṛ các chị. Các chị viết : "học tṛ chúng tôi khi có ǵ bất b́nh th́ không lộ ra bên ngoài mà im lặng bỏ đi hoặc biến mất hẳn, có khi một ḿnh trở về gia đ́nh, không cho ai hay biết. Đă có nhiều lần chúng tôi hoảng hốt... Họ không thích điều ǵ nhưng vẫn vâng dạ làm chúng tôi hiểu lầm. Đến lúc việc không thành th́ mới hay là họ không đồng ư. Chúng tôi nhận thấy rằng đối với phần đông người Việt Nam, không nên nói thẳng mà phải dùng những sắc độ nhẹ nhàng, bóng bẩy. Một ngày áp lễ Noël ở Hà Nội, các chị đă chọn và dạy cho một em giữ phần đơn ca trong các bài hát Giáng Sinh. Thánh lễ đêm đó, em học sinh bỗng biến mất, các chị t́m măi không ra. Cuối cùng một chị Pháp phải hát thay em đó mà không chuẩn bị trước.

Ngoài vấn đề tính t́nh, ngôn ngữ, các chị ở Hà Nội đă dũng cảm chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của mùa hè nhiệt đới. Đi chầu thánh thể, một chị nói "Con chỉ biết kéo lê xác con đến trước mặt Chúa và thưa với Chúa là con yêu mến Chúa là hết thôỉ. Về sức nóng của mùa hè miền Bắc một vị thừa sai đă nói "Tôi không làm việc được nữa, tôi chỉ biết là ḿnh c̣n sống thôi !".

Năm 1938, hai chị thừa sai lâm bệnh, bác sĩ bắt phải trở về Âu Châu. Các chị đau đớn từ giă nước Việt Nam mà họ đă chọn làm gia nghiệp. Một chị khác bị cúm nặng phải nghỉ trong 6 tháng. Các chị c̣n lại phải gánh vác công việc bỏ dở. Rồi bệnh dịch tả lan tràn, hai chị phải liên tục thay nhau đưa học sinh về Sàig̣n chữa bệnh, đi tàu đêm đến Sàig̣n 8 giờ tối, trời nóng bỏng và có chị ngày mai 4 giờ sáng lại phải quay lên Đà Lạt để dạy học.

Trong những năm khai sinh Đà Lạt - Hà Nội, các chị c̣n chịu những cái tang đau dớn. Các chị sau đây đă không được thấy mặt cha mẹ lúc họ qua đời : Mẹ J. d'Arc, M. Antoinette, M. de la Miséricorde, M. de l'Annonciation.

Mặc dầu cuộc đời truyền giáo đ̣i hỏi nhiều hy sinh các chị luôn vui tươi và lạc quan, nh́n mặt tốt của mọi sự việc : "nhiệt độ lên cao, trời nóng như lửa, nhưng đó là biểu hiện của lửa t́nh yêu. Tất cả công cuộc tông đồ đang được mọc mầm, cần khí nóng để lớn lên. Mặc dầu trời oi bức, khó cầu nguyện, chúng tôi vui mừng và hy vọng mùa gặt sẽ tốt đẹp trong tương laỉ.

"Trời nóng và nặng đầy khí ẩm nhưng công việc tông đồ cũng đầy hứa hẹn".

Nhà Đà Lạt đang xây cất, không có nước và ánh sáng, các chị vẫn làm việc và sống nơi đó như là nhà đă xong. Mẹ St d'Aquin nói "Nhà chưa có nước nhưng chỉ cần một trận mưa rào là chúng tôi uống không hết. Điện chưa có nhưng ban đêm trăng sáng cho chúng tôi gần đủ ánh sáng để làm việc. Chúng tôi chưa có cửa nhưng chẳng ai đến quấy nhiễu chúng tôi, trừ anh gió thổi vào để quạt máy và sấy khô các bức tường đang sơn. Hè năm 1936, nhà chưa hoàn toàn xong, các chị vẫn mở lớp dạy hè trong các pḥng chưa lát sàn và chưa có cửa, ngày tựu trường gần đến, các chị cầu nguyện khẩn trương để kịp khai giảng v́ phần đông học sinh từ xa đến và băo tháng 9 sẽ dữ dội. Sau gần một năm sống dưới nắng, các chị vui mừng được sống trong bóng dâm. Nước uống được đưa lên đồi trong hai thùng, do trâu kéo. Nếu thiếu, các chị đem thùng xuống chân đồi lấy nước lên. Một chị ghi "Chúng tôi vừa may xong 16 chiếc nệm bông mới toanh trong một dêm, các chú chuột đă cắn hết. Chúng đă được một bữa tiệc ngon lành, chúng tôi đă vội bịt lỗ sàn nhà và bắt đầu làm lại nệm mớỉ."

Giờ giải trí, các chị có nhiều chuyện vui kể cho nhau nghe - Chị M. de la Croix giữ cửa, sáng nào cũng nhận một bó hoa do một ông mang tới tặng. Sau nhiều lần chị đâm lo ngại và t́m hiểu lư do th́ được biết là ông ấy muốn xin vào làm "surveillant", mẹ hỏi ông muốn làm ǵ ? Ông trả lời : moi surveilleur propriété, jardin, moi tout surveiller".

Một ông th́ tự giới thiệu là thợ cắt tóc rất giỏi. Ông gửi bức thư cho Mẹ Bề Trên như sau : tôi là thợ cắt tóc có tiếng ở Huế đă 10 năm nay và tôi hành nghề với tất cả lương tâm, tôi tin rằng tôi sẽ làm các bà hài ḷng và để các bà vui ḷng tôi chỉ lấy 2 hào một đầu. Thư gởi cho me St T. d'Aquin thường có những câu như sau : "A ma grande soeur très sainte. Các bệnh nhân của mẹ Antoinette rất thích thú khi được đặt ventouse (bầu) trên người. Một hôm, mẹ gặp một em đi chơi với một cái bầu trên mặt v́ bị cảm ! Một người giúp việc nữa đêm kêu các mẹ dậy nói " il y a voleur près cochons". Các mẹ hỏi bây giờ người ăn trộm ở đâu, bác ta trả lời : "Voleur tombé dans la mare, noyẻ. Hốt hoảng mẹ hỏi "Il est vraiment noyé ?"

- Oui, noyé jusque là (chỉ vào thắt lưng) !

Ở Hà Nội, một linh mục đến thăm mẹ J. d'Arc và tự giới thiệu "Ego sacerdos". Mẹ không biết nên trả lời tiếng La Tinh hay tiếng Pháp và tự nghĩ không lẽ ḿnh lại tự giới thiệu "Ego mater" ?

Một học sinh nhỏ đến xin học. Hỏi em tên ǵ, em trả lời : thưa cháu có 3 tên, một tên cúng cơm, một tên để đuổi ma quỷ, va một tên ghi trên khai sinh.

Một ông đến xin cho con vào nội trú. Hỏi : ông có tôn giáo nào không ? Đáp : thưa cả phật giáo cả công giáo, tôi đi lễ cả hai bên.

 

bullet

CÔNG TR̀NH TÔNG ĐỒ ĐÀ LẠT

Trong lúc trường Đức Bà Lâm Viên đang được xây cất, các chị đă bắt đầu dạy các học sinh lẻ tẻ đến xin học. Song song với công tác đó, các chị cộng tác với các thừa sai khác ở các làng thượng M'lon, Trường Xuân, Công Hinh chuẩn bị mở trường tiểu học b́nh dân St Thérèse.

M'lon : từ 1936, cùng một linh mục truyền giáo các chị kêu gọi Âu Châu giúp đỡ để mua đất mở một trường học với lớp giáo lư và xây nhà thờ cho bổn đạo ở đấy lâu năm không được ai chăm sóc - ngày nghỉ, các chị đưa các em học sinh của Đức Bà Lâm Viên đến M'lon hỗ trợ công tác dạy giáo lư cho các em nhỏ.

Trường Xuân : cách Đà Lạt 25 km, được các chị ưu ái nhắc cái tên đẹp "Printemps éternel" và đài thọ một thầy giáo dạy đạo và dạy chữ cho học sinh nghèo. Cứ hai tuần th́ các chị đến sinh hoạt ở đây một lần (M. Paul, M. de la Croix, M. Antoinette) một chị lo về trường sở, một chị lo phụng vụ, thánh lễ, và một chị phát thuốc, chữa bệnh (bệnh nhân rất đông). Tu viện Westgate và Arlon nhận bảo trợ cho trường này. Với sự ủnh hộ nồng nhiệt của ông quản đạo Đà Lạt kiêm thanh tra giáo dục (Trần Văn Lư, bà con với ông là Phát An, co 89 người tử đạo trong gia đ́nh), trường học xây cất tươm tất trên vùng đất rộng, ông Trần Văn Lư nói "việc này chính là việc của chúng tôi, mà các mẹ đă có sáng kiến bắt đầu, bổn phận chúng tôi phải cộng tác đắc lực vàỏ.

Ngày mà thánh lễ đầu tiên được dâng lên nơi đây, mọi người đều cảm động thấy Chúa đến với những người nghèo khổ nhất, giữa vùng hoang vu, nếp sống thô sơ lạc hậu, các chị thừa sai rất sung sướng phục vụ ở đây v́ ở nơi này các chị mới xứng đáng với tên thừa sai nơi rừng rú (missionnaire de brousse). Mỗi lần đến chị M. Antoinette chữa và phát thuốc cho khoảng 200 bệnh nhân.

Công Hinh : gần Bảo Lộc, cũng được các chị xây một nhà thờ và đài thọ thầy dạy giáo lư, nhờ học sinh Âu Châu, đặc biệt la Wught (Hoà Lan) đỡ đầu, trường này do Đức Cha Cassaigne và một cha Việt Nam điều khiển.

Trường Têrêxa Đà Lạt : cùng với ông quản đạo Đà Lạt, trường này được xây từ tháng 10/1937 đến tháng 3/1938 th́ khai mạc với 120 học sinh từ các xóm ngèo kéo đến. Các cô giáo được các chị thừa sai đào tạo và hướng dẫn.

Đức Bà Lâm Viên : 3 tháng sau khi các chị đến Việt Nam, trường mới được đặt viên đá đầu tiên th́ các chị đă dạy cho 28 học sinh và đến tháng 10 có 72 em từ mẫu giáo đến lớp 6 và sang 1937 được 125 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 (seconde) mới tựu trường, các chị về Sàig̣n đón học sinh lên rất chu đáo, mặc dù đi tàu hỏa rất mệt nhọc với cả đoàn học sinh.

Tháng 10/1937, 3 chị thừa sai trẻ nhất tuyên khấn trọn đời tại Đức Bà Lâm Viên - chị M. Noel, M. Colette và Luxiana, trong người đi dự lễ co Nam Phương Hoàng hậu và bà A. Didelot. Ngày 22/01/1938, lần đầu tiên các chị tổ chức một cuộc tĩnh tâm 3 ngày cho học sinh, với nhiều kết quả tốt đẹp làm các chị rất vui sướng.

Các chị giáo dục và theo dơi từng học sinh với tâm hồn của một người mẹ, luôn luôn tâm niệm châm ngôn của Mẹ Alix "Hăy làm cho trẻ lớn lên", giờ đọc kinh thần vụ nh́n qua cửa sổ, thấy các trẻ gần đấy đi ngang dừng lại nh́n, các chị cảm động đọc những câu trong thánh vịnh như "Hăy xin rồi Ta sẽ ban cho nhiều dân tộc làm gia sản" hoặc "Bởi v́ Chúa chạnh ḷng thương xót, từ trời cao đă xuất hiện Vừng Đông", các chị rất trân trọng các giờ thần vụ và xem đó như những giờ phút thiêng liêng để truyền tin, liên hệ với thiên cung. Gửi thư về Âu Châu, các chị nói lên niềm hạnh phúc được cầu nguyện cho cả thế giới tại đất Việt Nam trong mỗi lời kinh tiếng hát, ngợi ca Chúa với tất cả con tim và cuộc sống.

 

bullet

TRUYỀN GIÁO TẠI ĐẤT BẮC

Trường Đức Bà Lâm Viên chưa lên khỏi mặt đất th́ mẹ St T. d'Aquin nhận đưọc lời kêu gọi của Đức Cha Chaize, tổng giám mục miền Bắc. Ngày 30/03/1936, mẹ St T. d'Aquin vội vă đáp tàu ra Hà Nội (hai ngày hai đêm) và đă tận mắt xem xét nhu cầu giáo dục ở đất Bắc. Mẹ quyết định mở thêm một cánh đồng truyền giáo ở đất ngàn năm văn vật. Cộng đoàn Đà Lạt vui mừng có thêm một đứa em nhưng không khỏi băn khoăn v́ nhân lực c̣n quá ít, lại mới sang Việt Nam, c̣n bao nhiêu là bỡ ngỡ, xa lạ. Mẹ M. du Rosaire liền huy động một đoàn thừa sai thứ hai cho Việt Nam, những người được chọn là : Mẹ Agnès du S.C., M. de la Miséricorde, Françoise de Jésus, M. Raphaël, M. du St Sacrement, Cath. de Sienne, M. de la Rédemption, Claire de Jésus và Marghita.

Tin này đă đem đến cho Đà Lạt một nỗi vui rất lớn. Mẹ M. Claire liền viết cho mẹ M. de la Miséricord "với tất cả tâm hồn, tôi vui sướng tán tụng Chúa và xúc động thấy trước những hy sinh mà chị phải trải qua. Nhưng xin chị tin đi, không có ǵ đáng phấn khởi cho bằng sống giữa một dân tộc đang mong chờ Chúa đến và đối với chúng ta, thật là hạnh phúc khi được mở rộng cơi ḷng để đón tất cả mọi người, chúng tôi đang dành chỗ, dành bao nhiêu công việc cho chị, chúng ta sẽ có 20 giọng hát để ca ngợi Chúa cho thật xứng đáng với ơn gọi của chúng ta."

10 ngày trước khi đoàn thừa sai thứ hai ra đi, một chị lâm bệnh nặng. Bây giờ t́m ai thay thế ? Mẹ M. du Rosaire hỏi ư kiến mẹ du St Sacrement, mẹ sung sướng nhận lời ngay. Th́ giờ rất gấp, không đủ để chuẩn bị hành trang nên hai chị, người đi và người ở lại liền trao đổi áo quần, đồ dùng và cả sách kinh cho nhau, trong tinh thần đơn sơ tuân theo thánh ư bất ngờ của Thiên Chúa.

Nhóm này phần đông là cựu tập sinh của mẹ Mechtilde và rất trẻ. Trên tàu các chị rất vui nhộn và muốn cười to nhưng không dám, hai giờ sau khi nhổ neo, một phi công, anh của một chị có mặt trong đoàn thừa sai đă dùng một chiếc máy bay cho lượn nhiều ṿng trên không để từ giă các chị. Trong chuyến tàu này c̣n có các cha Ḍng Tên và nữ tử Bác Ái đi Ấn Độ nên các chị rất được phấn khởi, khi tàu sắp vào sông Cửu Long, vào 4 giờ chiều, các chị không c̣n đứng yên để ngắm cảnh hoặc cầu nguyện nữa. Các chị mặc những chiếc áo mới nhất để vào đất hứa mong đợi từ lâu. Từ bong tàu các chị đăm đăm nh́n bến cảng và muốn kêu to lúc thoáng thấy mẹ St T. d'Aquin. Tàu cặp bến, người đi đón rất đông, mẹ St T. d'Aquin chưa tiến được về phía các chị th́ các em học sinh nhỏ len lỏi đến ôm chân các chị với những bó hoa và nói "chúng con là con của các mẹ Oiseaux đây."

Với sự tiếp viện nhân lực mới, Đức Bà Lâm Viên liền chia cho Hà Nội một phầ. Ba chị được cử ra Bắc - mẹ M. Claire, M. Toila và M. Antoinette. Trường Lacordaire của các cha Đa Minh được trao lại cho các chị. Mẹ M. Claire viết : "Tôi không thể nói hết niềm cảm xúc được cử ra đất Bắc, đó là một ơn lớn cho tôi. Đời sống truyền giáo mỗi ngày một đẹp hơn. Đặt đời ḿnh trong tay Chúa quan pḥng là kết hôn với niềm vui trọn vẹn. Bước vào cổng ngôi nhà mới này, chúng tôi nghĩ ngay đến cổng Phương Đông chiếu sáng trong b́nh minh, biểu tượng cho cổng nước trời, nơi mà mọi ân sủng tuôn đổ xuống cho chúng tôi. Chúng tôi sống trong tinh thần ngợi ca liên lỉ (nous vivons dans un magnificat permanent).

Cuối năm 1936, các chị mừng Chúa Giáng Sinh tại Hà Nội với hai sọc sinh lớn và vài tháng sau một cô xin học đạo. Mẹ Claire xin vào nghe các bài giảng ở đại học Hà Nội. Mẹ M. Noel bắt đầu tiếp xúc với một nhóm sinh viên công giáo và học sinh trường Albert Sarraut. Mẹ M. Claire phụ trách về nhóm đến sinh hoạt ở Foyer của tu viện Đức Bà Mân Côi. Cả hai mẹ đều quan tâm theo dơi sự biến chuyển tâm linh của các sinh viên và giúp họ t́m hiểu Chúa. Những cuộc trở lại lúc đó gặp trở ngại rất lớn v́ đạo hiếu không cho phép thờ ai ngoài ông bà tổ tiên với tất cả nghi lễ cúng bái nghiêm nhặt. Song song với Đức Bà Mân Côi, các chị có chương tŕnh sinh hoạt ở xóm nghèo quanh Hà Nội : Kẻ Bưởi, Phúc Xá, Ngọc Hà.

Kẻ Bưởi cách Hà Nội chỉ 7km, là một xóm bùn lầy nước đọng với những tập tục thờ bái các thần thánh rất phức tạp. Đến đây phải qua một chiếc cầu mong manh bằng ván mục. Dân sống bằng nghề làm giấy với những phương tiện thô sơ "kiểu cổ nhất của thời Trung Cổ ở phương Tây". 1/10 dân số có đạo nhưng không ai chăm sóc, 800 trẻ con rong chơi trên bùn lầy, không có trường để học, mỗi ngày chỉ ăn một bát cháo. Mẹ M. Antoinette mở lớp may đan, học sinh càng ngày càng đông, thấy con người nơi đây quá nghèo khổ, mẹ nói "Ước ǵ tôi có 100 cuộc đời để cống hiến cho những người này" (Ảnh 4/29). Chẳng bao lâu, Kẻ Bưởi đă có tiếng vang ở Âu Châu và được các mẹ Bruxelles nhận kết nghĩa với đầm Kẻ Bưởi. Nhờ đó các lớp học dần có mái để che nắng che mưa và mỗi học sinh được một bát cơm buổi sáng trước khi vào học. Mẹ M. Antoinette cống hiến hết ḿnh cho các trẻ nghèo đến nỗi có lúc mẹ mệt quá, định bỏ lớp dạy ban chiều, mẹ M. Claire rất tiếc và may thay ngay lúc đó có một bà hảo tâm người Pháp đến giúp mẹ dạy buổi chiều. Mẹ Antoinette thường kiếm căm xe đạp cũ để làm que đan. Học sinh của mẹ quư mẹ vô cùng và gọi là mẹ Toilet.

Phúc Xá : (banc de sable) được các mẹ yêu quư cách riêng v́ nơi đây vị thừa sai Théophane Vénand đă chịu tử đạo. Phúc Xá c̣n nghèo đói hơn Kẻ Bưởi. Đây là thùng rác của Hà Nội, nơi chứa chấp những người lang thang, trộm cướp, ăn mày. Các mẹ kêu gọi chính phủ cùng các mẹ xây một trường tiểu học và cả 3 mẹ giúp nhau điều khiển trường về mọi mặt. Học sinh rách rưới bẩn thỉu nên mỗi tuần được mẹ M. Antoinette dẫn đi tắm 2 lần ở nhà tắm tập thể của thành phố, với hai cô giáo đi theo mang khăn lau, xà pḥng, thuốc ghẻ. Trên đường về, các học sinh mát mẻ reo ḥ khắp phố, lấy khăn lau phất cờ vui sướng như trong một ngày đại lễ.

Ngày khai mạc trường này, mẹ M. Claire viết : "Chúng tôi được tiến vào sân trường giữa hàng rào dand dự của cha mẹ và học sinh ăn mặc rách rưới dựng nên (une haie triomphante de misère) nhưng nỗi hân hoan lộ rơ trên nét mặt. Tất cả sự trong sáng và hân hoan của thiên đàng bao trùm lấy cảnh nghèo khổ này đến nỗi chúng tôi không c̣n thấy sự nghèo khổ đó nữa." Trường Ponthieu ở Paris t́nh nguyện bảo trợ cho trường Phúc Xá, thế là các chị thừa sai vững tâm tiếp tục xây dựng việc giáo dục cho xóm nghèo này ; một tờ báo ở Hà Nội đă đưa tin về xóm này dưới đề "Một thị trấn nhỏ đă khai sinh từ bùn lầy". Chính quyền Hà Nội khâm phục cố gắng của các chị và đă tham gia đóng góp cho trường Phúc Xá.

 

bullet

ĐÀO TẠO CÁC NỮ TU CHO GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Đây là một công tŕnh lớn của các chị v́ các chị ư thức được rằng mặc dầu sức lực rất hạn chế, các chị sang Việt Nam không chỉ cho một nhóm học sinh có điều kiện vào nội trú ở đô thị mà cho tất cả trẻ em Việt Nam - với giới hạn của ngôn ngữ, của văn hóa và năo trạng Tây phương, của nhân lực hiện có, các chị xác tín rằng việc giáo dục mở rộng phải được trao cho chính các nữ tu Việt Nam tại chỗ. Do đó, nhận lời Đức Cha Chaize, các chị đă mở tập viện cho các chị MTG Hà Nội tại một nhà được Đức Cha xây trong khuôn viên Đức Bà Mân Côi. Chị Zoila được chỉ định phụ trách nhà tập đó. Các ứng sinh đă được Đức Cha Chaize hướng đẫn và lựa chọn. Ngày khai mạc nhà tập, 8 chiếc xe kéo nối đuôi nhau đậu ở cửa, mỗi xe chở một tập sinh với các bao bị hành trang. Các em rất vui tính và tuổi từ 20 đến 22, cười suốt ngày, khi lên rước lễ th́ bỏ guốc trên chiếu và đi chân không. Mẹ Zoila đảm trách giáo huấn tổng quát, mẹ J. d'Arc phụ trách plain chant và phụng vụ, mẹ M. de l'Annonciation dạy harmonium, các em đọc kinh Đức Mẹ bằng tiếng Việt Nam và được gửi đi tập sự dạy học ở Ngọc Hà là con đẻ của trường Kẻ Bưởi, hai mẹ M. Claire, M. Jeanne d'Arc và cô Bích đến lo việc dạy học ở đây (kể chuyện mẹ J. d'Arc tặng chuông để bắt đầu lớp học đúng giờ).

Mẹ M. Zoila đă cống hiến hết ḿnh cho công cuộc huấn luyện này từ vệ sinh thường thức, xă giao, các tính nhân bản đến đời tu, vừa làm thầy vừa học tiếng, vừa t́m hiểu tâm lư của các cô gái miền nông thôn xứ Bắc. Một lần, mẹ Zoila phải đi Đà Lạt mấy tuần, các tập sinh không chịu học hành v́ nhớ mẹ (gọi là notre vénérée maîtresse). Mẹ M. Claire đến an ủi và dạy sư phạm, các em thích quá nên quên buồn và bắt đầu làm việc lại.

Ngày 2/2/1938, (2 năm sau khi các chị đến Hà Nội), 4 em tập sinh được mặc áo ḍng là Marie, M. Françoise, Cecilia và Rosa. Tu phục là một bộ áo dài đen, quần đen và lúp trắng thay cho khăn trắng chít theo kiểu miền Bắc Tất cả các thỉnh sinh và tập sinh đều dược gửi đi làm việc tông đồ giáo dục ở Kẻ Bưởi, Phúc Xá, Ngọc Hà, Bạch Mai.

Các chị thừa sai tuy ít và chỉ ở một địa điểm nhưng địa bàn hoạt động của các chị trong ṿng hai namm đă lan rộng đến 4 địa điểm khác xung quanh Hà Nội cũng như Đức Bà Lâm Viên ở Đà Lạt có những vệ tinh ở Fin nôm, M'lon, Di Linh, Công Hinh và trường Têrêxa.

Sự phát triển nhanh chóng của 20 chị thừa sai gây nhiều hân hoan phấn khởi cho mẹ M. du Rosaire và toàn Ḍng chúng ta ở Âu Châu.

 

bullet

TOÀN D̉NG THAM GIA CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM

Có thể nói linh hồn của công cuộc Tôn giáo ở Việt Nam trước tiên là mẹ M. du Rosaire. Sau khi phóng các thừa sai ra khơi, mẹ đă phát động một cao trào truyền giáo trong và ngoài Ḍng, khích lệ những hy sinh, động viên toàn lực cho Việt Nam và dành những thành phần ưu tú nhất cho Đà Lạt và Hà Nội.

Các bức thư bài giảng của mẹ thường xuyên nung nấu tinh thần loan tin mừng khắp mọi nơi, bằng mọi cách. Những lời của mẹ trở nên những bài suy niệm, những châm ngôn cho mọi nữ tu cũng như học sinh :

"Nếu bạn có một niềm vui, hăy chiếu tỏa niềm vui đó xa.
Nếu bạn có một bài ca, hăy hát lên để an ủi kẻ sầu muộn.
Nếu bạn có trái tim, hăy mở rộng đón tha nhân.
Nếu bạn có niềm hy vọng, hăy chiếu sáng và soi ấm lối đi cho nhiều người.
Nhưng quư nhất, bạn hăy cho tha nhân gương sáng của đời bạn v́ không ǵ thu hút cho bằng gương sáng". v.v...

Nhờ những công lực trên, toàn thể học sinh và gia đ́nh thân hữu cùng với toàn ḍng kết hợp với nhau để xây dựng công cuộc truyền giáo ở Việt Nam, ủng hộ từ tinh thần đến vật chất, không loại một vật dụng nào, từ cái kim sợi chỉ đến máy móc, dụng cụ giáo dục, lễ phục và mọi thứ cần dùng cho phụng vụ ở các trường nhỏ lớn mà các chị thừa sai có trách nhiệm.

Sau đây xin trích vài thí dụ về tinh thần hy sinh của học sinh cho Việt Nam :

- Tôi ghét học tiếng La Tinh lắm nhưng mỗi lần nghĩ đến các mẹ học tiếng Việt Nam c̣n khó hơn nên tôi lại ráng học cho thuộc.

- Tôi luôn có h́nh một người Việt Nam trên bàn học tôi để nhắc tôi chăm chỉ và thực hiện những hy sinh cho Việt Nam, may mà tôi có nhiều dịp để hy sinh v́ tôi nghịch và thích nói chuyện trong lớp (seconde).

- Ở nội trú có nhiều món ăn mà tôi không thích nhưng hễ nghe đến Việt Nam là tôi ăn ngay và dần dần tôi quen với các món đó.

- Một em bé 5 tuổi luôn cầu nguyện để các mẹ ở Đà Lạt đừng bị rắn cắn và cọp ăn.

- Một bài giáo lư ở Westgate :
Hỏi : Ai có thể nhận bí tích truyền chức thánh để trở thành linh mục ?
Thưa : Các mẹ Đà Lạt.

Những ngày lễ buộc nào quan trọng nhất trong năm ?
- Ngày lễ truyền giáo (5 tuổi rưỡi).

- Một em v́ đau không thể đi nghỉ hè với các bạn mẹ dạy nó dỗ dánh : con hăy dâng việc này lên như một hy sinh để xin cho một người Việt Nam được trở lại với Chúa. Em đă trả lời : Hy sinh này thật là lớn cho con, vậy con xin cho hai người được trở lại mới xứng đáng.

Chúng ta c̣n có thể kể cả hàng trăm trường hợp hy sinh đầy thi vị mà tạp chí Messis multae c̣n ghi lại.

Chính tờ báo này cũng là một động lực mạnh mẽ giúp phổ biến tinh thần Tôn Giáo trong và ngoài Ḍng. Báo ra hàng năm và có một sức thu hút lạ lùng, không những học sinh, gia đ́nh các em và các nữ tu mà cả hàng giáo phẩm nhiều nơi, các nhà trí thức, nhà văn như F. James đă say mê đọc và tranh nhau mua khắp các trường và tu viện của Ḍng ở Âu Châu.

Một em học sinh lớp lớn đă nói lên cảm tưởng của nhiều người ; thật là những trang bi hùng như những câu chuyện trong các vở kịch của Corneille.

 

bullet

HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI THỪA SAI

Khi được Chúa và nhà Ḍng sai đi đến tận Viễn Đông, các chị thừa sai được tràn đầy hân hoan và niềm hân hoan đó càng tăng dần trong quá tŕnh phục vụ ở đất Việt Nam một năm sau khi được gọi đi Viễn Đông, các chị đă viết thư như sau cho mẹ M. du Rosaire :

- Tôi cảm thấy hạnh phúc và vui với tất cả cuộc sống ở đây, mặc dầu tôi không t́m ra lời để diễ tả hết được.

- Tôi có thể nói là ở đây Chúa ban cho tôi một hạnh phúc lớn nhất mà tôi có thể cảm nghiệm được ở mặt đất này.

- Tâm hồn tôi được sống trong mùa xuân của ơn Truyền giáo, một mùa xuân trọn vẹn.

- Mỗi sáng khi rước lễ, tôi ư thức được niềm vui lớn Chúa ban cho và thấy ḿnh thật là bất xứng.

- Tôi tin ngày mai mùa gặt sẽ đẹp - Hôm nay quả là một hồng ân cho tôi được tham gia vào mùa gieo văi.

- Chúng tôi cảm thấy phải nên thánh mới đáp được hết nhu cầu Truyền giáo ở đây - Nhu cầu nhiều đến nỗi chúng tôi không biết nên chọn phía nào.

- Lần đầu tiên viết thơ về Pháp, một chị nói : "thật là một niềm vui lớn cho tôi khi bắt đầu bức thư này với chữ Đà Lạt thân yêu".

Những ngày truyền giáo đẹp nhất của các chị là ngày được chứng kiến các cuộc trở lại và những lễ rửa tội của những tâm hồn đă vượt qua bao nhiêu thử thách hy sinh để được làm con Chúa. Năm 1937, báo Messis multa ghi lại nhiều cuộc trở lại trong đó có chị M. Thérèse Bích và nhiều người khác đă can đảm bước vào Giáo Hội mặc dầu gia đ́nh ngăn cản và đe dọa. Sau 3 năm hiện diện ở Việt Nam, các chị đă đạt những kết quả đầy triển vọng :

- Hai nội trú lớn Đức Bà Lâm Viên và Đức Bà Mân Côi

- Cộng tác tích cực với 3 xứ đạo nghèo, 3 trường học và một trung tâm cho sinh viên

- Mở các lớp thủ công, may, thêu b́nh dân

- Một tập viện cho Mến Thánh Giá giáo phận Hà Nội

- Những tuần tĩnh tâm cho học sinh và sinh viên

- Dạy và tổ chức các lớp thi có giá trị quốc tế như bằng Anh văn Lower Certif of Cambridge và bằng Dương cầm với chứng chỉ của nhạc viện Pháp cấp.

Trước sinh lực truyền giáo và tông đồ trên, giáo quyền cũng như giáo dân và chính phủ đương thời tỏ ra rất mến phục các chị thừa sai. Mỗi lần được khen ngợi, các chị luôn khiêm tốn quy hướng mọi kết quả và vinh dự về Đức Mẹ Maria và Chúa quan pḥng - các chị khẳng định rằng làm việc và phục vụ với Đức Mẹ, đó là bí quyết của công cuộc truyền giáo của chúng ta.

Trước khi kết thúc, xin ghi lại một đoạn thơ của mẹ M. Claire gửi cho mẹ M. de la Miséricorde khi được tin mẹ M. de la Miséricorde sắp sang Việt Nam, năm 1936 :

"Tôi kết hợp với chị để cảm tạ Thiên Chúa đă chọn chúng ta đến đây - ơn gọi thừa sai đẹp như thế nào, chỉ về trời chúng ta mới hiểu được hết. Nhưng ngay từ bây giờ đă thấy là tuyệt vời, không hiểu ngày mai trên nước Chúa sẽ ra sao ? Có ai theo chân chị trong năm sắp tới không ? Chị hăy gieo mầm trước khi ra đi v́ đất truyền giáo này sẽ lớn nhanh đó. Chị sẽ thấy bao nhiêu điều tốt đẹp để làm và chúng ta chỉ muốn dâng hiến trong cuộc đời tại nơi đây đời sống dứt khoát là tuyệt đẹp". 3/28

 

bullet

KẾT THÚC

Nghiền ngẫm những ngày khai sinh của Ḍng tại Việt Nam, ta có cảm tưởng được đọc một bản anh hùng ca của lịch sử Giáo Hội hay của "lịch sử thánh".

- Qua những trang lịch sử oanh liệt này ta nhận thấy tinh thần tuân phục rất cao của Ḍng và của mẹ M. du Rosaire đối với vị Giáo chủ Piô XI, xem lời kêu gọi của Ngài một mệnh lệnh của Thiên Chúa.

- Chúng ta cũng ngưỡng mộ sức mạnh siêu nhiên của các chị thừa sai làm cho các chị trở nên dũng cảm mà khiêm tốn khôn ngoan và đầy sáng tạo chịu đựng mọi gian lao trong lạc quan của đúc tin và đức ái.

- Chúng ta cũng bị đánh dộng bởi sự cởi mở của tâm hồn truyền giáo của các chị luôn quan tâm đến cả giới trí thức lẫn giới b́nh dân và hoạt động song song, hơn nữa kết hợp được cả hai trong chương tŕnh tông đồ của các chị. Các yếu tố trên tạo nên một làn sóng mạnh mẽ đóng góp đắc lực cho cônc cuộc tin mừng hoá đất nước chúng ta. Điều đó làm cho chúng ta thêm tin tưởng vào tương lai Giáo Hội Việt Nam đă được những đội ngũ thừa sai ưu tú xây nền tảng. Chúng ta cũng tin tưởng vào tương lai của Ḍng chúng ta trên đất nước này và không thể không suy nghĩ về trách nhiệm loan tin mừng của chúng ta ngày hôm nay.

 

 

Sau đây là bài thơ ca ngợi Thiên Chúa về công tŕnh truyền giáo của các vị thừa sai Ḍng ta ở Việt Nam :

 

Hăy về đây

Hăy về đây giữa Lâm Viên hùng vĩ,

Ḍng Cam Ly nhả bạc dưới trời xanh,

Hăy về đây khi gió sớm nghiêng ḿnh,

Cùng thông biếc ngân lên ngàn kỷ niệm.

 

Thuở nguyên sơ giữa núi rừng bí hiểm,

Mối t́nh thiêng đă đậu lại trên đồi,

T́nh phiêu lưu không ngại vượt trùnh khơi,

Đến nơi đây xây mộng đời xanh biếc.

 

Chốn quê hương đă nói lời vĩnh biệt,

Đến quê người ôm lấy cả giang sơn,

Để từ nay giữa đất Việt trời Nam,

T́nh thiên thu được gieo vào hồn trẻ.

 

Đốt lửa thiêng cho rực nồng bao thế hệ,

Đỉnh trời cao chót vót gợi niềm tin,

Yêu đàn con với tim của Mẹ hiền,

Mở ḷng trí bao la thu ánh sáng.

 

Hăy về đây với tràng kinh châu ngọc,

Khi B́nh minh ửng sáng rực phương Đông.

Hăy về đây thắp áng hương trầm,

Dâng Thiên Chúa khúc tri ân tuyệt mỹ.

 

Để ngày mai Kitô là lẽ sống,

Bước theo Ngài, đời măi măi là xuân,

Nhận ra Ngài nơi bóng dáng tha nhân,

Trong hy vọng, mến yêu và phục vụ.

 

Hăy về đây, hỡi đàn chim vạn xứ,

Trên đồi xưa dừng lại cánh tang bồng,

Nung nấu hồn trong huyết mạch hồng ân,

Nửa thế kỷ đượm t́nh yêu thánh nhiệm.

 

Hăy về đây, những tâm hồn dâng hiến,

Dệt nguyên trinh ḍng t́nh sử huy hoàng,

Dù truân chuyên, hăy vững bước b́nh an,

Dâng Thiên Chúa bản trường ca bất tuyệt.

 

Đà Lạt, Đức Bà Lâm Viên tháng 3/85

Mai Thành

 

  

Contact : couventines@free.fr